Định mức sơn tường là một công việc không thể thiếu giúp gia chủ có thể chủ động trong công tác sơn nhà. Dựa vào bảng định mức sơn tường mà ta có thể chủ động dự trù được vật tư, dự trù kinh phí phù hợp, đáp ứng được tiến độ, tính toán khối lượng thanh quyết toán, giảm thời gian, giảm chi phí, tránh hiện tượng thừa hoặc thiếu hụt vật tư…

>> Xem thêm:

1. Tìm hiểu về định mức sơn tường

Định mức sơn tường là gì

Định mức sơn tường là mức quy định về thời gian, vật tư sơn, mức ngày công lao động để hoàn thành một m2 thành phẩm sơn. Hiểu đơn giản là định mức sơn tường là nếu ta sơn 1m2 tường thì phải cần bao nhiêu lít sơn, bao nhiêu vật tư phụ (chổi, lu…), bao nhiêu công thợ và hoàn thành trong thời gian bao lâu, để từ đó có thể chuẩn bị tài chính và thời gian thi công hợp lý

Định mức sơn tường có ý nghĩa gì

Cũng giống như định mức vật tư khác, định mức sơn tường có ý nghĩa hết sức quan trọng như

  • Dự trù được nguồn vật tư đáp ứng được yêu cầu tiến độ công trình
  • Chủ động thời gian, bố trí công việc hợp lý
  • Là chốt chặn kiểm soát, tránh thất thoát gây lãng phí tiền bạc, vật tư, nhân công và cả thời gian
  • Chủ động nguồn tài chính hợp lý để đáp ứng được công việc
  • Bố trí nhân lực, phân công công việc của thợ sơn nhà đúng người, đúng việc
  • Là cơ sở tính khối lượng, thanh quyết toán sau này

Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn tường

Thực tế các yếu tố ảnh hưởng tới định mức sơn tường gồm rất nhiều yếu tố như vị trí, loại tường, loại sơn, tay nghề thợ, biện pháp thi công…

  • Vị trí sơn tường: vị trí thi công sơn ảnh hưởng rất lớn đến định mức sơn tường, vị trí ở trên cao thì khó thi công hơn nên tốn nhiều công thợ và thời gian so với vị trí dưới thấp. Vị trí trong nhà thường dễ thi công hơn so với vị trí ngoài nhà…
  • Loại tường sơn: loại tường sơn mới thường độ phủ của sơn sẽ tốn hơn so với loại tường sơn cũ, ngoài ra nếu tường cũ thì sẽ tốn công vệ sinh, chám vá hơn so với tường mới
  • Loại sơn: Mỗi loại sơn sẽ có độ phủ khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến định mức vật tư như sơn lót, sơn phủ, sơn chống thấm. Ngoài ra chất lượng sơn trong cùng một hãng hoặc các hãng khác nhau thì định mức cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: loại sơn lót thường sẽ tốn hơn so với sơn phủ, vì sơn lót chủ yếu là sơn 1 lớp nên lớp sơn cần phải sơn kỹ đồng đều nên cần số lượng sơn trên mỗi m2 tốn hơn, loại sơn chất lượng tốt hơn thì độ phủ của sơn sẽ nhiều hơn, tiết kiệm hơn
  • Tay nghề thợ: thợ có tay nghề tốt sẽ giảm được thời gian thi công, chất lượng sơn tường cũng sẽ tốt hơn, không gây lãng phí, tiết kiệm vật tư
  • Biện pháp thi công: biện pháp sơn tường cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều, nếu biện pháp phun sơn bằng máy tất nhiên sẽ năng suất hơn so với thủ công, biện pháp sơn bằng cẩu sẽ khác so với biện pháp bắc giáo hoặc đu dây
  • Điều kiện thời tiết và môi trường: điều kiện thời tiết, môi trường ảnh hưởng rất lớn đến định mức của sơn. Định mức và chi phí của sơn ở môi trường khác nhau thì sẽ khác nhau, ví dụ như sơn dưới nước khác sơn trên cạn, sơn thời tiết ẩm khác với sơn trong điều kiện khô ráo
Định mức sơn tường là gì?

2. Bảng định mức sơn tường theo tiêu chuẩn và thực tế

Loại sơnKhối lượngĐộ phủ của sơn
Nguyên gốcPha thêm 5-10% nước
Sơn lót5 lít (4kg)25m235m2
18 lít (20kg)80m295m2
Sơn kinh tế5 lít (4kg)20m2 / 2 lớp30m2 / 2 lớp
18 lít (20kg)65m2 / 2 lớp90m2 / 2 lớp
Sơn mịn5 lít (4kg)25m2 / 2 lớp35m2/ 2 lớp
18 lít (20kg)70m2 / 2 lớp80m2 / 2 lớp
Sơn bóng, mờ5 lít (4kg)30m2 / 2 lớp40m2 / 2 lớp
18 lít (20kg)90m2 / 2 lớp100m2 / 2 lớp
Sơn chống thấm18 lít (20kg)85m2 / 2 lớp95m2 / 2 lớp
Bột trét tường40 kg40m2 – 45m2 / 2 lớp bả 

1 thùng sơn được bao nhiêu m2

  • 1 thùng sơn lót Dulux 18 lít (20kg) sơn 1 lớp sơn được 85 – 95m2
  • 1 thùng sơn lót Jotun 17 lít sơn 1 lớp sơn được 80 – 90m2
  • 1 thùng sơn lót Kova 18 lít (20kg) sơn 1 lớp sơn được 80 – 85m2
  • 1 thùng sơn lót Nippon 18 lít (20kg) sơn 1 lớp sơn được 85 – 95m2
  • 1 thùng sơn lót Maxilite 18 lít (20kg) sơn 1 lớp sơn được 75 – 80m2
  • 1 thùng sơn kinh tế Jotun 17 lít sơn 2 lớp sơn được 60 – 70m2
  • 1 thùng sơn kinh tế Kova 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 65 – 70m2
  • 1 thùng sơn kinh tế Nippon 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 65 – 70m2
  • 1 thùng sơn mịn Dulux 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 75 – 85m2
  • 1 thùng sơn mịn Jotun 17 lít sơn 2 lớp sơn được 70 – 80m2
  • 1 thùng sơn mịn Kova 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 70 – 75m2
  • 1 thùng sơn mịn Nippon 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 75 – 80m2
  • 1 thùng sơn mịn Maxilite 15 lít sơn 2 lớp sơn được 65 – 70m2
  • 1 thùng sơn bóng mờ Dulux 15 lít sơn 2 lớp sơn được 80 – 85m2
  • 1 thùng sơn bóng mờ Jotun 15 lít sơn 2 lớp sơn được 75 – 80m2
  • 1 thùng sơn bóng mờ Kova 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 75 – 80m2
  • 1 thùng sơn bóng mờ Nippon 18 lít (20kg) sơn 2 lớp sơn được 85 – 90m2

Cách tính nhanh diện tích sơn tường

+ Đối với diện tích sơn trong nhà

Diện tích sơn trong nhà = (diện tích x số tầng) x hệ số sơn trong nhà

  • Hệ số sơn từ 3 đến 4,5:
  • Nhà nhiều phòng ít cửa sổ hệ số 4,5,
  • Nhà nhiều phòng cửa trung bình hệ số 4
  • Nhà cấp 4 ít cửa hệ số 3,5
  • Nhà cấp 4 không trần hệ số 3

+ Đối với diện tích sơn ngoài nhà

Đối với vị trí phía ngoài nhà 3 mặt tường tiếp giáp với nhà bên cạnh thì chỉ cần tính diện tích phía trước mặt tiền

Diện tích sơn phía trước nhà = diện tích mặt tiền x hệ số sơn ngoài nhà

Với hệ số sơn ngoài nhà từ 1,2 đến 1,8 phụ thuộc vào độ phức tạp hoàn thiện của phào chỉ, lan can, con tiện…

Đối với bức tường bên cạnh, phía sau nếu có thể sơn được thì diện tích sơn nhà sẽ bằng

Chiều dài nhà x chiều cao x 1,2 (hệ số)

Ví dụ: Đối với diện tích nhà bạn là 5m x 20m = 100m2 với 4 tầng, nhiều phòng ít cửa sổ thì diện tích sơn trong nhà là: 100m2 x 4 x 4,5 = 1800m2

Sơn mặt tiền phía trước: 5m x 14m x 1,5 = 105m2

>> Xem thêm:

3. Cách tính định mức sơn tường

Để tính định mức sơn tường, trong trường hợp ta không có định mức chuẩn để áp dụng thì ta có thể tính định mức sơn tường bằng cách như sau

  • Lựa chọn khu vực sơn tường nhà, đo lường diện tích cần sơn, ví dụ như cần sơn thử khoảng 10m2 sơn tường trước
  • Lựa chọn loại sơn phù hợp: như sơn lót, sơn phủ 2 lớp, sơn chống thấm, bả matit
  • Tính toán lượng sơn cần sử dụng
  • Xác định biện pháp kỹ thuật sơn tường: sơn bằng lu thủ công, hay bằng máy, biện pháp bắc giáo hoặc đu dây
  • Ghi chép tổng kết lại số lượng sơn đã dùng hết, số lượng công cụ, dụng cụ, số lượng nhân công, trong khoảng thời gian bao lâu. Từ đó ta sẽ có kết quả định mức sơn tường cho khối lượng cần đo lường

4. Một số lưu ý khi áp dụng định mức sơn tường

  • Định mức sơn bả tường chỉ mang tính chất tương đối, nhằm dự trù kinh phí, vật tư
  • Đối với mỗi vị trí, loại tường khác nhau, chủng loại sơn khác nhau thì sẽ có định mức khác nhau
  • Định mức sơn tường là cơ sở để giao khoán nhân công, quyết toán công trình, không phải là khối lượng tính toán cuối cùng

Trên đây là các kiến thức về định mức sơn tường và bảng tra, ý nghĩa của định mức, các yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn nhà. Dựa vào đó giúp cho chủ nhà chủ động trong công tác sơn, chủ động kinh phí, giúp cho công việc được đảm bảo chất lượng tốt hơn, đảm bảo tiến độ đề ra. Quý khách có nhu cầu sơn nhà sơn tường liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế kết cấu công trình uy tín chuyên nghiệp

Thiết kế kết cấu là một trong những bước vô cùng quan trọng trong bộ...

Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp, sang trọng

Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp và sang trọng? Màu...

Download mẫu hợp đồng sơn nhà thực tế mới nhất 2024

Hợp đồng sơn nhà là văn bản không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền lợi...

Báo giá Phào chỉ nhựa giả gỗ ốp tường, trần giá rẻ Hà Nội

Phào chỉ nhựa là loại vật liệu trang trí nội thất không thể thiếu trong...

Các bước Thi công thảm trải sàn, thảm văn phòng đơn giản

Để thi công thảm trải sàn được bền đẹp, sang trọng thì người thợ thi...

Tổng kho thảm trải sàn, thảm văn phòng tại Hà Nội & TP.HCM

Bạn đang muốn tìm tổng kho thảm trải sàn giành cho văn phòng, cho gia...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *