Để cấu kiện bê tông cốt thép đảm bảo hoạt động được tốt nhất và an toàn thì tỷ lệ hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình sau này, vậy hàm lượng lượng thép trong bê tông bao nhiêu là hợp lý và công thức tính toán thế nào? câu trả lời xin mời bạn đọc xem bài viết dưới đây nhé!
Hàm lượng cốt thép trong bê tông là gì
Hàm lượng cốt thép trong bê tông là giới hạn cho phép của tỷ lệ diện tích cốt thép trong bê tông, để đảm bảo cấu kiện bê tông và cốt thép không bị phá hoại bởi lực tác dụng lên nó.
Hàm lượng cốt thép trong bê tông phụ thuộc vào mác bê tông, nhóm cốt thép và kích thước cấu kiện
Ý nghĩa của hàm lượng cốt thép
Trong cấu kiện bê tông cốt thép thì bê tông có khả năng chịu nén tốt, còn cốt thép có khả năng chịu kéo tốt hơn bê tông vì vậy để tăng khả năng chịu lực của cấu kiện được tăng lên tối đa nếu có sự kết hợp làm việc giữa bê tông và cốt thép
Nếu hàm lượng cốt thép trong bê tông quá nhiều lớn hơn giới hạn cho phép, thì sẽ xảy ra tình trạng phá hoại dẻo trong bê tông và xuất hiện vết nứt, còn nếu cốt thép trong bê tông quá ít, nhỏ hơn giới hạn cho phép thì bê tông sẽ xảy ra tình trạng phá hoại đột ngột (hay phá hoại giòn), điều này rất nguy hiểm
Về mặt kinh tế, nếu tỷ lệ cốt thép trong bê tông quá thừa hoặc kích thước cấu kiện bê tông không hợp lý, sẽ làm cho chi phí công trình tăng cao, gây lãng phí không cần thiết
Tham khảo:
Công thức tính hàm lượng thép trong bê tông
Để cấu kiện bê tông và cốt thép kết hợp làm việc tốt nhất, vừa đạt về chỉ tiêu kinh tế thì giới hạn cho phép của tỷ lệ cốt thép trong bê tông phụ thuộc vào công thức sau:
Trong đó:
- µmin: là giới hạn nhỏ nhất hàm lượng cốt thép cho phép
- µmax: là giới hạn lớn nhất hàm lượng cốt thép cho phép
- α0: giá trị biến thiên phụ thuộc vào mác bê tông và nhóm cốt thép, biến thiên trong khoảng 0,3-0,6
- Rn Ra : là cường độ chịu nén của bê tông và cường độ chịu kéo của cốt thép
Trong trường hợp hàm lượng cốt thép tính toán nhỏ hơn hàm lượng tối thiểu µmin thì chúng ta phải dùng hàm lượng cốt thép tối thiểu µmin để bố trí cho cấu kiện đảm bảo an toàn, trường hợp hàm lượng cốt thép tính toán lơn hơn hàm lượng tối đa µmax thì chúng ta cần phải tính toán làm sao để tăng tiết diện bê tông, tăng mác bê tông, cốt thép, để giảm hàm lượng của cốt thép trong bê tông về giới hạn cho phép
Theo kinh nghiệm thiết kế và thi công thì hàm lượng cốt thép trong bê tông nằm trong khoảng dưới đây thì được cho là hợp lý
- Đối với sàn
0,3%=µmin ≤ µ ≤ µmax=0,9%
- Đối với dầm
0,6%=µmin ≤ µ ≤ µmax=1,5%
- Đối với cột
0,5%=2µmin ≤ µ ≤ µmax=(3-6)%
Bảng tra hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông dầm, sàn, móng, cột
Loại cấu kiện | Ø ≤ 10 (kg/m3) | Ø ≤ 18 (kg/m3) | Ø > 18 (kg/m3) |
Móng | 20 | 30 | 50 |
Dầm móng | 25 | 120 | 30 |
Sàn | 90 | ||
Dầm | 30 | 85 | 50 |
Cột | 30 | 60 | 75 |
Lanh tô | 80 | ||
Cầu thang | 75 | 45 |
Kết luận
Trên đây là toàn bộ kiến thức về hàm lượng cốt thép trong bê tông, công thức tính toán và tỷ lệ cốt thép trong 1m3 bê tông dựa theo giới hạn tính toán cho phép. Các bạn có thể dựa vào bảng trên để ước lượng khối lượng cho phép của cốt thép trong bê tông phục vụ cho công tác dự toán và tính kết cấu sơ bộ cho công trình của mình.
Cảm ơn tác giả!
Biết được hàm lượng thép trong bê tông là một trong những cách kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép
Đó là một trong những cách kiểm tra bạn ạ