Sơn nhà là một trong những công việc hoàn thiện rất quan trọng, chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Vì vậy gia chủ cần phải hiểu rõ về quy trình sơn nhà mới xây, sơn nhà cũ nắm bắt được các bước sơn nhà để chủ động quản lý được chất lượng, cũng như chi phí nhằm đạt được chất lượng tốt nhất. Dưới đây là những bước cần thiết công đoạn sơn nhà chia sẻ đến các bạn tham khảo nhé
>>Tham khảo:
- Báo giá sơn nhà trọn gói giá rẻ
- Tìm thợ sơn nhà giá rẻ tại Hà Nội chuyên nghiệp
- Báo giá thi công trần thạch cao giá rẻ Hà Nội
- Báo giá thi công sơn Dulux, Jotun, Kova, Nippon
Tầm quan trọng của việc sơn nhà
Việc sơn nhà có tác dụng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tầm quan trọng của việc sơn nhà như
- Bảo vệ bề mặt: khi bạn sơn lên tường, thì lớp sơn có tác dụng kết dính bám lâu trên bề mặt, lớp sơn như một tấm áo khoác có tác dụng bảo vệ bề mặt tường, bề mặt kết cấu khỏi tác dụng của thời tiết, bền hơn theo thời gian
- Trang trí: sơn có rất nhiều các màu sắc khác nhau, bạn có thể phối mầu sơn theo ý thích của mình tạo nên bức tranh trang trí đầy màu sắc, bắt mắt, giúp ngôi nhà của bạn nổi bật hơn
- Chống thấm, chống ẩm mốc: bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm, sơn kháng kiểm để sơn nhà, nó có tác dụng chống thấm, chống ẩm mốc, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra sơn còn có nhiều tác dụng khác như chống nóng, chịu nhiệt, chống rỉ…
- Sơn nhà và phong thủy: chắc chắn màu sắc của sơn nhà ảnh hưởng đến phong thủy gia chủ rất lớn. Việc lựa chọn màu sơn phù hợp với mệnh của chủ nhà là một việc hết sức cần thiết, nhằm thu hút tài lộc đến với mình
Tầm quan trọng của việc sơn nhà
Các bước chuẩn bị trước khi sơn nhà mới
Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường, trần trước khi sơn nhà
Những bức tường, trần mới xây cần kiểm tra xem lớp vữa bề mặt có phẳng hay không, có những vết nứt hay lỗi lõm thì cần trám vá lại, loại bỏ các loại bụi bẩn hay lớp vữa cát còn bám lại. Đối với những bức tường, trần lắp ghép hoặc đổ bê tông không trát, thì thường sẽ có những vết nối, vết lồi lõm, thì chúng ta cần mài đi, chám vá lại sao cho phẳng đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành cho sơn
Bước 2: Lựa chọn vật liệu sơn nhà phù hợp
Lựa chọn loại vật liệu sơn nhà phù hợp là rất cần thiết nếu như bạn không muốn mất tiền để sơn lại. Bạn cần xác định mục đích của việc sơn tường là gì (chống thấm, chống ẩm mốc, hay chỉ để trang trí…) từ đó mới có phương án lựa chọn vật liệu sơn phù hợp. Ngoài ra bạn cần phải xác định ngay từ đầu chi phí ngân sách cho việc sơn tường nhà mình là bao nhiêu để lựa chọn vật liệu sơn, tránh phát sinh quá mức sau này. Nếu bạn không có chuyên môn hãy tham khảo từ những chuyên gia tư vấn trong nghề nhé
Bước 3: Dự trù lượng sơn cần mua
Sau khi đã lựa chọn được loại vật liệu sơn cần mua thì bạn cần phải dự trù được khối lượng sơn, để tính toán được ngân sách bỏ ra, tính toán trước được lượng sơn cần đặt phù hợp với tiến độ công trình. Các bước dự trù như sau
- Tính diện tích bề mặt cần sơn: bạn có thể tính diện tích bề mặt tường hoặc trần cần sơn chi tiết theo bản vẽ, hoặc có thể tính khái toán dự trù bằng kinh nghiệm
Diện tích sơn trong nhà = (diện tích x số tầng) x hệ số sơn trong nhà
Diện tích sơn ngoài nhà = diện tích mặt tiền x hệ số sơn ngoài nhà
- Dự trù khối lượng sơn: sau khi có khối lượng bề mặt tường cần sơn, dựa vào đó bạn có thể dự trù mua sơn về dựa theo định mức của nhà sản xuất về độ phủ của sơn tường thông thường như sau
Loại sơn | Khối lượng | Độ phủ của sơn | |
Nguyên gốc | Pha thêm 5-10% nước | ||
Sơn lót | 5 lít (4kg) | 25m2 | 35m2 |
18 lít (20kg) | 80m2 | 90m2 | |
Sơn kinh tế | 5 lít (4kg) | 20m2 / 2 lớp | 30m2 / 2 lớp |
18 lít (20kg) | 65m2 / 2 lớp | 90m2 / 2 lớp | |
Sơn mịn | 5 lít (4kg) | 25m2 / 2 lớp | 35m2/ 2 lớp |
18 lít (20kg) | 70m2 / 2 lớp | 80m2 / 2 lớp | |
Sơn bóng, mờ | 5 lít (4kg) | 30m2 / 2 lớp | 40m2 / 2 lớp |
18 lít (20kg) | 90m2 / 2 lớp | 100m2 / 2 lớp | |
Sơn chống thấm | 18 lít (20kg) | 85m2 / 2 lớp | 95m2 / 2 lớp |
Bột trét tường | 40 kg | 40m2 – 45m2 / 2 lớp bả |
>> Xem thêm:
- Bảng định mức sơn tường nhà mới nhất
- Bảng màu sơn nhà cho người mệnh mộc thu hút tài lộc may mắn
- Cách tự sơn tường cũ đẹp như mới tiết kiệm
Bước 4: Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ sơn nhà cần thiết
Chuẩn bị các dụng cụ dụng cụ để đảm bảo cho việc sơn nhà mới không bị gián đoạn như giáo chèo, thang leo, dây đu, chổi sơn, lu sơn, đá mài, bạt che phủ… và các thiết bị cần thiết khác phục vụ cho công tác thi công
Bước 5: Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Công tác an toàn lao động rất quan trọng, nhất là khi làm việc leo chèo trên cao, đảm bảo đầy đủ các thiết bị an toàn như dây đu, dây an toàn, giầy dép, quàn áo, khẩu trang bảo hộ…Ngoài ra công tác vệ sinh môi trường cũng phải được kiểm tra trước, trong và sau quá trình sơn như: bảo vệ các đồ vật khỏi bị sơn rơi vào, không đổ nước sơn trực tiếp vào cống rãnh…
Quy trình sơn nhà mới bao gồm những bước sau
1. Lựa chọn thời điểm sơn tường phù hợp
Thời điểm sơn tường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sơn và độ bền của sơn theo thời gian. Chúng ta nên chọn sơn nhà vào thời điểm mùa khô, ít mưa, mát mẻ, độ ẩm thấp là thích hợp nhất. Nếu bạn chọn vào lúc nắng quá hoặc mưa gió thì đều không tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng sau này. Đối với miền bắc thời điểm thích hợp nhất là mùa thu, với miền nam là mùa khô
2. Vệ sinh bề mặt tường cần sơn
Để đảm bảo chất lượng sơn khi bám lên tường nhà thì trước khi sơn cần phải vệ sinh bề mặt cần sơn.
- Đối với tường mới cần xử lý các vết lồi lõm, vết nứt, bụi cát vẫn còn trên tường. Dùng đá mài, giấy ráp vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các chất mạt, cát, bụi bẩn
- Đối với tường cũ cần phải quét bụi bẩn màng nhện, xử lý các vết bong tróc, phồng rộp thậm chí có thể dùng nước tẩy rửa lại bức tường sao cho bức tường sạch sẽ nhất có thể
- Trước khi tiến hành sơn tường cần kiểm tra độ ẩm của tường đã đạt độ ẩm cần thiết chưa, nếu như khô quá thì phải tiến hành phun hơi nước lên tường, hoặc dùng rulo lăn
3. Thi công sơn chống thấm cho tường
Chống thấm cho tường nhà mới xây là một trong những khâu rất quan trọng của quy trình sơn nhà, thường các chủ nhà hay bỏ qua, dẫn đến tường khi đưa vào sử dụng thì thường xuyên bị thấm nước vào, dẫn đến tường nhanh hỏng, bị ẩm mốc, nứt tường… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của gia đình. Vì vậy cần phải sơn chống thấm thật kỹ nhất là đối với nhà mới xây. Mục đích của sơn chống thấm là bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố bên ngoài như thời tiết, mưa gió, nóng, ẩm…
Các bước thi công sơn chống thấm như sau:
- Trộn sơn chống thấm với xi măng theo tỷ lệ 1:1, cần sử dụng ngay trong vòng 3 tiếng tránh trường hợp sơn hỗn hợp bị khô, bị hỏng
- Sơn lớp chống thấm thứ nhất, sau khoảng 2 tiếng đồng hồ, lớp 1 khô thì mới được tiến hành sơn lớp thứ 2
- Kiểm tra lớp sơn chống thấm đã đều chưa, có các vệt mầu không, đảm bảo cho toàn bộ bức tường đều được sơn
4. Thi công bả bột matit
Mục đích của lớp bả ma tít là làm phẳng bức tường hay trần, che đi những khuyết điểm, tăng độ bám dính của kết cấu, tăng độ phủ của sơn lót và sơn hoàn thiện. Vì vậy tùy độ phẳng của bức tường nhiều gia chủ có thể bỏ qua bước này, hoặc có thể bả một lớp hoặc bả hai lớp, tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ nhà. Các bước bả ma tít như sau:
- Bả matit lớp 1: trộn bột bả với nước theo tỷ lệ thích hợp, thường là 3:1, dùng máy khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đạt trang thái dẻo đồng nhất, dùng dụng cụ thích hợp trét lên tường, để khô khoảng 1 đến 2h, dùng giấy nhám tiếp tục xả phẳng bề mặt
- Bả hoàn thiện matit lớp 2: sau khi kiểm tra bức tường lớp bả 1 đã được phẳng, loại bỏ các bụi bẩn, pha trộn bột bả với nước như ở bước 1, tiến hành bả lớp 2, sau 24h sử dụng giấy ráp mịn làm phẳng bề mặt lớp bả này
- Lưu ý: bột bả sau khi trộn với nước cần phải được sử dụng trong vòng 2h, nếu để lâu quá sẽ bị khô
5. Thi công sơn lót kháng kiềm
Thi công lớp sơn lót là một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sơn phủ hoàn thiện ngoài. Sơn lót có tác dụng kháng kiềm trong xi măng, bê tông, từ đó tạo ra lớp màu sơn ngoài đều màu hơn, tạo độ bóng, màng sơn bám đều hơn. Ngoài ra khi sơn lót sẽ làm tăng độ phủ của lớp sơn ngoài vì không phải sơn trực tiếp lên lớp bột bả hay tường. Sự lựa chọn sơn lót trong quy trình sơn nhà mới là lựa chọn kinh tế hợp lý không nên bỏ qua. Gia chủ có thể sơn 1 lớp lót hoặc 2 lớp lót, mỗi lớp cách nhau ít nhất 1h, có thể pha thêm tối đa 10% nước sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất
6. Thi công sơn lớp phủ hoàn thiện bề mặt
Lớp sơn phủ hoàn thiện bề mặt chính là lớp sơn quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng đến màu sắc thẩm mỹ của người nhìn trực tiếp, ngoài ra lớp sơn phủ là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài vì thế cần phải tuân thủ các bước lăn sơn nhà chặt chẽ giúp lớp sơn bền hơn, giúp lớp sơn hoàn thiện đều màu, không gợn sóng, bóng và mịn hơn. Vì vậy lớp sơn hoàn thiện thường sẽ sơn ít nhất là 2 lớp sơn, thời gian cách nhau giữa 2 lớp sơn tối thiểu là 2h đến 3h đồng hồ, cần phải kiểm tra những khiếm khuyết của lớp sơn thứ nhất trước khi tiến hành sơn lớp sơn thứ 2
Khi sơn xong nghiệm thu có thể dùng bóng điện soi rọi vào bức tường nếu không có khiếm khuyết loang lổ, đều màu, không để lại vết, bức tường sáng là đạt tiêu chuẩn
Trên đây là các bước và quy trình sơn nhà mới cũ, hy vọng sẽ giúp gia chủ và các bạn có những kiến thức chuyên môn trước khi tiến hành sơn nhà cho mình, giúp cho ngôi nhà mình đẹp hơn bền hơn, và hoàn hảo hơn
Công ty sơn nhà trọn gói, sơn nhà mới xây, sơn nhà cũ
Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ thi công sơn nhà trọn gói, sửa chữa sơn nhà mới cũ, với đội ngũ nhân lực nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, được đào tạo bài bản trong các trường đại học, trường nghề, đã từng kinh qua nhiều các công trình lớn nhỏ, mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Cùng với đó chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ, tư vấn thi công, xây mới, sửa chữa nhà cũ…sẵn sàng hỗ trợ quý khách, và nhiều chính sách tư vấn miễn phí
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế kết cấu công trình uy tín chuyên nghiệp
Thiết kế kết cấu là một trong những bước vô cùng quan trọng trong bộ...
Th9
Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp, sang trọng
Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp và sang trọng? Màu...
Th9
Download mẫu hợp đồng sơn nhà thực tế mới nhất 2024
Hợp đồng sơn nhà là văn bản không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền lợi...
Th9
Báo giá Phào chỉ nhựa giả gỗ ốp tường, trần giá rẻ Hà Nội
Phào chỉ nhựa là loại vật liệu trang trí nội thất không thể thiếu trong...
Th6
Các bước Thi công thảm trải sàn, thảm văn phòng đơn giản
Để thi công thảm trải sàn được bền đẹp, sang trọng thì người thợ thi...
Th5
Tổng kho thảm trải sàn, thảm văn phòng tại Hà Nội & TP.HCM
Bạn đang muốn tìm tổng kho thảm trải sàn giành cho văn phòng, cho gia...
Th4