Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 205-1998, có hiệu lực năm 1998, đây là bộ tiêu chuẩn giúp các kỹ sư thiết kế móng cọc, thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông thủy lợi và các ngành có liên quan khác. Các bạn download đường link dưới đây nhé
Nội dung chính trong tcxd, tcvn 205-1998
1. Nguyên tắc chung
1.1 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc được áp dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực xây
dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các ngành có liên quan khác.
Những công trình có yêu cầu đặc biệt mà chưa đề cập đến trong tiêu chuẩn này sẽ
được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng hoặc do kỹ sư tư vấn đề nghị với sự chấp thuận
của chủ công trình.
1.2. Các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan :
– TCVN 4195 y 4202 : 1995 Đất xây dựng – Phương pháp thử;
– TCVN 2737 y 1995 – Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;
– TCVN 5574 y 1991 – Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
– TCVN 3993 y 3994 : 1985 – Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép;
– TCXD 206 : 1998 – Cọc khoan nhồi – Yêu cầu về chất lượng thi công;
– TCVN 160 : 1987 – Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi
công móng
– TCXD 174 : 1989 – Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh;
– TCXD 88 :1982 Cọc – Phương pháp thí nghiệm hiện trường;
– ASTM D4945 :1989 – Thí nghiệm động cọc biến dạng lớn – Phương pháp tiêu
chuẩn ( standard test Method for High-Strain Dynamic Testing of Piles );
– BS 8004 :1986 – Móng (Foundations)
– SINP 2.02.03.85 – Móng cọc ( Svainu fudamentu);
– SINP.2.02.01.83 – Nền nhà và công trình ( Osnovania zdanii i soorujenii)
1.3 Ký hiệu quy ước chính
Ap – Diện tích tiết diện mũi cọc
As – Tổng diện tích mặt bên có thể kể đến trong tính toán;
B – Bề rộng của đáy móng quy ước;
c – Lực dính của đất;
d – Bề rộng tiết diện cọc
dp – Đường kính mũi cọc;
ES – Mô – đun biến dạng của đất nền;
EP – Mô – đun biến dạng của vật liệu cọc;
FS – Hệ số an toàn chung của cọc;
FSS -Hệ số an toàn cho ma sát biên của cọc;
FSP – Hệ số an toàn cho sức chống tại mũi cọc;
G1 – Giá trị mô – đun của lớp đất xung quanh thân cọc;
G2 – Giá trị mô – đun cắt của lớp đát dưới mũi cọc;
L – Chiều dài cọc;
IL – Chỉ số sệt của đất;
MX,MY – giá trị mô men tác dụng lên đài cọc theo các trục x và y;
N – Tải trọng nén tác dụng lên cọc;
NK – Tải trọng nhổ tác dụng lên cọc;
NH – Tải trọng ngang tác dụng lên cọc;
Nc, Nq,Ny – Thông số sức chịu tải lấy theo giá trị góc ma sát trong nền đất
NSPT – Chỉ số SPT từ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT);
Qa – Sức chịu tải trọng nén cho phép của cọc;
Qak – Sức chịu tải trọng nhổ cho phép của cọc;
Qah – Sức chịu tải trọng ngang cho phép của cọc;
Qu- Sức chịu tải trọng nén cực hạn của cọc;
Quk- Sức chịu tải trọng nhổ cực hạn của cọc;
Quh- Sức chịu tải trọng ngang cực hạn của cọc;
Qs- Sức chịu tải trọng cực hạn của cọc đơn do ma sát bên;
Qp- Sức chịu tải trọng cực hạn của cọc đơn do lực chống;
S – Độ lún giới hạn của công trình;
Sgh -Trọng lực cọc;
W – Lực chống cắt không thoát nước của đất nền;
ca- Lực dính giữa cọc và đất xung quanh cọc;
cu – Sức chống cắt không thoát nước của đất nền;
fi – Ma sát bên tại lớp đất thứ i;
fc – Cường độ chịu nén của bê tông;
fpe – Giá trị ứng xuất trước của tiết diện bê tông đã kể đến tổn thất;
fy – Giới hạn dẻo của thép;
li – Chiều dày của lớp đất thứ i trong chiều dài tính toán cọc;
qp – Cường độ chịu tải cực hạn của đất ở mũi cọc;
qc – Sức chống ở thí nghiệm xuyên tĩnh;
u – Chu vi tiết diện ngang thân cọc;
J – Khối lượng thể tích tự nhiên của đất;
Q – Hệ số poát xông của đất;
M – Góc ma sát trong của đất
Mn- Góc ma sát giữa cọc và đất;
1.4. Các định nghĩa và thuật ngữ.
– Cọc : là một kết cấu có chiều dài so với bề rộng diện ngang được đóng, ấn hay thi
công tại chỗ vào lòng đất, đá để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất đá
sâu hơn nhằm cho công trình xây dựng đạt yêu cầu của trạng thái giới hạn quy
định.
– Cọc chiếm chỗ: là loại cọc được đưa vào lòng đất bằng cách đẩy xâu ra xung
quanh, bao gồm các loại cọc chế tạo được đưa xuống đọ sâu thiết kế bằng
phương pháp đóng (được gọi là cọc đóng), ấn (được gọi là cọc ép) và rung, hay
loại cọc nhồi đổ tại chỗ mà phương pháp tạo lỗ được thực hiện bằng phương pháp
đóng.
– Cọc thay thế : là loại cọc thi công bằng cách khoan lỗ và sau đó lấp đầy bằng vật
liệu khác ( ví dụ cọc nhồi đổ tại chỗ ) hoặc đưa các loại cọc chế tạo sẵn vào.
– Cọc thí nghiệm : là cọc được dùng để đánh giá sức chịu tải hoặc kiểm tra chất
lượng cọc.
– Nhóm cọc : gồm một số cọc được bố trí gần nhau và cùng có chung một đài cọc.
– Băng cọc : gồm những cọc được bố trí theo 1 – 3 hàng dưới các móng băng.
– Bè cọc : gồm nhiều cọc có chung một đài với kích thước lớn hơn 10 u10m.
– Đài cọc : là phần kết cấu để liên kết các cọc trong một nhóm cọc với công trình
bên trên
– Cọc đài cao : là hệ cọc trong đó đài cọc không tiếp xúc với đất.
– Cọc chống : là cọc có sức chịu tải chủ yếu do lực ma sát của đất tại mũi cọc.
– Cọc ma sát : là cọc có sức chịu tải chủ yếu do ma sát của đất tại mặt bên cọc.
– Lực ma sát âm : là giá trị lực đo đất tác dụng lên thân cọc có chiều cùng với
chiều tải trọng của công trình tác dụng lên cọc khi chuyển dịch của đất xung
quanh cọc lớn hơn chuyển dịch của cọc.
– Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Sandard Penetration Test ): là thí nghiệm thực
hiện trong hố khoan bằng cách đóng một ống mẫu có kích thước quy định vào
lòng đất bằng lượng rơi tự do của một quả búa là 65,5 kg với chiều cao rơi búa là
76cm.
– Chỉ số NSPT : là kết quả thu được từ thí nghiệm SPT, thể hiện bằng số nhát búa
cần thiết để đóng được mũi xuyên vào đất một khoảng là 30cm.
– Sức chịu tải cực hạn : là giá trị sức chịu tải lớn nhất của cọc trước thời điểm xảy
ra phá hoại, xác định bằng tính toán hoặc thí nghiệm.
– Sức chịu tải cho phép : là giá trị tải trọng mà cọc có khả năng mang được, xác
định bằng cách chia sức chịu tải cực hạn cho hệ số an toàn quy định
– Tải trọng thiết kế (tải trọng sử dụng): là giá trị tải trọng dự tính tác dụng lên cọc
2. Yêu cầu đối với khảo sát
3. Nguyên tắc cơ bản cho tính toán
4. Sức chịu tải của cọc đơn
5. Tính toán nền móng cọc theo biến dạng
6. Thiết kế tính toán móng cọc (cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi)
7. Yêu cầu kỹ thuật về đánh giá chất lượng cọc
>> Xem thêm: Download TCVN 2737-1995, 2020 tải trọng và tác động PDF
Thay thế tcxd 205-1998 – tiêu chuẩn quốc gia tcvn 10304-2014
Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 10304-2014 thay thế tcxd 205-1998 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế” được xây dựng trên cơ sở tham khảo “SP 24.13330.2011 (SNiP 2.02.03-85) Móng cọc”.
TCVN 10304:2014 do trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Toàn bộ nội dung tcvn 10304-2014 các bạn download dưới đường link sau nhé
Những nội dung mới trong tiêu chuẩn quốc gia tcvn 10304-2014, tiêu chuẩn thiết kế móng cọc
Dưới đây là phân tích những điểm mới trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCVN 10304:2014, dựa trên so sánh với TCXD 205:1998 và TCXD 195:1997
+ Mục 7.1.1 – Nền và móng cọc phải được tính toán theo các trạng thái giới hạn
a) Nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất bao gồm: Theo cường độ vật liệu cọc và đài cọc; Theo sức kháng của đất đối với cọc
b) Nhóm trạng thái giới hạn thứ hau bao gồm: Theo độ lún nền tựa cọc và móng cọc chịu tải trọng thẳng đứng
+ Mục 7.1.7
Tính toán cọc và đài cọc theo cường độ vật liệu cần tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành về kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, và thép
+ Mục 7.1.9 (tóm tắt)
Khi tính toán cọc đóng hoặc ép nhồi, cọc khoan nhồi và barrette theo cường độ vật liệu, cường độ tính toán của bê tông phải nhân với hệ số điều kiện làm việc γcb=0.85 để kể đến việc đổ trong khoảng không gian chật hẹp của hố và ống vách; và nhân với γ’cb=0.7 để kể đến điều kiện thi công đổ bê tông trong dung dịch khoan.
+ Mục 7.1.11 (tóm tắt sơ bộ)
Cọc nằm trong móng hoặc cọc đơn chịu tải trọng dọc trục đều phải tính theo sức chịu tải của đất nền với điều kiện:
Đối với cọc chịu nén: Nc,d ≤ Rc,d*γ0/γn với Rc,d = Rc,k/γk Trong đó γ0, γn, γk lần lượt là hệ số điều kiện làm việc, hệ số tầm quan trọng của công trình, và hệ số độ tin cậy theo đất.
Rc,k là trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc, xác định theo mục 7.1.12.
+ Mục 7.1.11 – Chú thích (1)
Khi tính toán các loại cọc, lực dọc phát sinh trong cọc do tải trọng tính toán N phải tính cả trọng lượng riêng của cọc có kể đến hệ số tin cậy để làm tăng nội lực tính toán. Tuy nhiên, trong các phép tính sơ bộ, trọng lượng riêng của cọc có thể bỏ qua.
+ Mục 7.1.11 – Chú thích (2)
Nếu tính toán móng cọc cho tổ hợp tải trọng có kể đến tải trọng gió hoặc cầu trục, cho phép tăng 20% tải trọng tính toán lên cọc (trừ móng trụ đường dây tải điện)
+ Mục 7.1.12 (sơ lược)
Trị tiêu chuẩn sức chịu tải của cọc Rc,k được lấy bằng giá trị bé nhất trong các sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng bé hơn 6, hoặc bằng giá trị trung bình sức chịu tải cực hạn nếu số trị riêng lớn hơn hoặc bằng 6.
Trên đây là tổng hợp và tóm tắt nội dung tiêu chuẩn việt nam tcxd, tcvn 205-1998 và tiêu chuẩn quốc gia tcvn 10304-2014 thay thế tcxd 205-1998. Các bạn download về máy tham khảo nhé
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế kết cấu công trình uy tín chuyên nghiệp
Thiết kế kết cấu là một trong những bước vô cùng quan trọng trong bộ...
Th9
Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp, sang trọng
Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp và sang trọng? Màu...
Th9
Download mẫu hợp đồng sơn nhà thực tế mới nhất 2024
Hợp đồng sơn nhà là văn bản không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền lợi...
Th9
Báo giá Phào chỉ nhựa giả gỗ ốp tường, trần giá rẻ Hà Nội
Phào chỉ nhựa là loại vật liệu trang trí nội thất không thể thiếu trong...
Th6
Các bước Thi công thảm trải sàn, thảm văn phòng đơn giản
Để thi công thảm trải sàn được bền đẹp, sang trọng thì người thợ thi...
Th5
Tổng kho thảm trải sàn, thảm văn phòng tại Hà Nội & TP.HCM
Bạn đang muốn tìm tổng kho thảm trải sàn giành cho văn phòng, cho gia...
Th4