Trần thạch cao là loại vật liệu nội thất có nhiều tính thẩm mỹ cao, được nhiều Khách hàng và các Kiến trúc sư lựa chọn thiết kế giải pháp trang trí cho không gian sống của gia đình. Báo giá thi công trần thạch cao bao tiền 1m2, có những loại trần vách thạch cao nào trên thị trường, bạn đang mong muốn tìm kiếm một đơn vị làm trần thạch cao giá rẻ tại Hà Nội và khu vực ngoại thành, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé

1. Tìm hiểu về trần thạch cao

Trần thạch cao là gì: trần thạch cao hay còn gọi là trần giả, là trần được làm từ các tấm thạch cao cùng với hệ khung xương cố định treo liên kết vào các kết cấu của trần nhà như dầm, sàn…

Cấu tạo trần thạch cao: trần thạch cao là một tổ hợp các kết cấu bao gồm tấm thạch cao, hệ khung xương thạch cao và phụ kiện, lớp sơn bả

  • Tấm thạch cao: là loại vật liệu được làm từ thạch cao, cùng với một số chất phụ gia như sợi thủy tinh, tinh bột, K2SO4. Tấm thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, và được liên kết với hệ khung thông qua các vít chuyên dụng
  • Hệ khung xương: bao gồm các thanh xương chính, xương phụ, hệ ty treo, phụ kiện. Những khung xương này được treo cố định vào kết cấu trần (dầm, sàn…)có tác dụng tạo hệ mặt bằng ổn định vững chắc, khả năng chịu lực tốt, là nơi liên kết các tấm thạch cao tạo mặt phẳng cho trần
  • Lớp sơn bả: tác dụng chính là tạo độ phẳng nhẵn mịn, che các vết hở giữa các tấm, tạo độ đồng mầu cũng như vẻ đẹp cho trần

Phân loại trần thạch cao: hiện nay trần thạch cao được phân làm hai loại chính đó là trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm

  • Trần thạch cao nổi: hay còn gọi là trần thạch cao thả là trần sau khi hoàn thành thì khi nhìn lên vẫn thấy phần xương trần. Đây là loại khi làm xong hệ khung xương thì ta đặt trực tiếp các tấm thạch cao lên trên đó. Hệ tấm trần thạch cao nổi dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí, dễ dàng tháo nắp, vệ sinh, sửa chữa, thuận lợi cho việc lắp đặt các thiết bị

Trần thạch cao nổi

  • Trần thạch cao chìm: là trần thạch cao sau khi hoàn thiện thì sẽ không nhìn thấy hệ khung xương trên trần, hay hệ khung xương chìm vào phía trong của tấm thạch cao. Trần thạch cao chìm gồm trần thạch cao phằng (là trần được tạo bởi các tấm thạch cao cùng trên một mặt phẳng với nhau) và trần thạch cao giật cấp (trần thạch cao giật từng cấp). Đây là loại trần có thể thiết kế nhiều mẫu mã đa dạng, làm trần trang trí, tuy nhiên trần chìm khó thi công hơn trần nổi, vệ sinh sửa chữa, lắp đặt các thiết bị cũng sẽ khó khăn

Trần thạch cao chìm

  • Ngoài ra trần thạch cao có thể được phân loại theo chủng loại vật liệu như: trần thạch cao chống ẩm, trần thạch cao chịu nước, trần thạch cao chống nóng, trần thạch cao tiêu âm

Ưu nhược điểm trần thạch cao: trần thạch cao có những ưu nhược điểm như sau

  • Ưu điểm: trần thạch cao với chi phí hợp lý, có thể thiết kế ra nhiều mẫu trần trang trí đẹp, nhìn như trần thật, ngoài ra trần thạch cao có độ bền cao, dễ dàng thi công lắp đặt, phù hợp với nhiều công trình
  • Nhược điểm: trần thạch cao rất kỵ nước vì vậy bạn cần phải thi công mái thật kỹ càng, tránh thấm rột từ trên mái xuống trần, làm giảm độ bền của tấm thạch cao, gây ố vàng, ẩm mốc. Trần thạch cao dùng lâu sẽ làm cho các tấm cong vênh, gây hiện tượng nứt khe giữa các tấm, tuổi thọ các trần thạch cao thường từ 10 đến 25 năm, phụ thuộc vào loại tấm thạch cao

2. Báo giá thi công trần thạch cao giá rẻ tại Hà Nội năm 2023

Báo giá làm trần thạch cao

Loại trầnVật liệuĐơn giá (vnđ/m2)
Khung xương Hà NộiKhung xương Vĩnh Tường
Trần thạch cao phẳngTấm thạch cao Gyproc Thái, hoặc Boral Pháp150.000175.000
Trần thạch cao giật cấpTấm thạch cao Gyproc Thái, hoặc Boral Pháp150.000175.000
Trần thạch cao thảTấm thạch cao Thái phủ nhựa màu trắng KT: 60x60cm145.000165.000
Trần thạch cao thả chịu nướcTấm thạch cao UCO – 4mm, KT: 60x60cm175.000185.000

Báo giá làm vách thạch cao

Loại váchVật liệuĐơn giá (vnđ/m2)
Khung xương Hà NộiKhung xương Vĩnh Tường
Vách thạch cao 1 mặtTấm thạch cao Gyproc Thái, hoặc Boral Pháp200.000220.000
Vách thạch cao 2 mặtTấm thạch cao Gyproc Thái, hoặc Boral Pháp290.000300.000

Lưu ý:

  • Báo giá trên chỉ áp dụng cho khối lượng 30m2 trở lên, dưới 30m2 giá thỏa thuận thực tế, trên 100m2 đơn giá sẽ giảm
  • Báo giá trên áp dụng cho phần thô, chưa bao gồm phần sơn bả (đối với trần thạch cao chìm và vách thạch cao
  • Đơn giá trên bao gồm vật tư, nhân công, vận chuyển để thi công
  • Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT

>> Xem thêm:

Báo giá sơn trần thạch cao

Đối với trần thạch cao thả thì không cần phải sơn bả, đối với trần thạch cao chìm và vách thạch cao thì ta cần phải tiến hành sơn bả, dưới đây là bảng giá sơn bả trần vách thạch cao

Vật liệuĐơn giá (vnđ/m2)
Sơn Nippon màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dụng55.000
Sơn maxilite màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dụng65.000
Sơn Jotun màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dụng75.000
Sơn Dulux màu trắng, bột bả thạch cao chuyên dụng85.000

Các công việc thi công sơn bả

  • Xử lý mối nối
  • Bả tràn bột, cán phẳng và mịn
  • Chà xả nhám, giáp mịn
  • Sơn hoàn thiện

>> Xem thêm:

3. Quy trình thi công trần thạch cao với khách hàng

Tiếp nhận thông tin khách hàng liên hệ qua số hotline

Khảo sát mặt bằng công trình, lên phương án thi công, thống nhất chủng loại vật tư vật liệu

Báo giá chi tiết, ký hợp đồng

Tiến hành thi công theo thời gian đã ấn định

Nghiệm thu bàn giao, thanh lý hợp đồng, bảo hành

4. Biện pháp thi công trần thạch cao

4.1 Biện pháp thi công trần thạch cao xương chìm

Bước 1: công tác chuẩn bị

  • Chuẩn bị bản vẽ shopdrawing, mặt bằng thi công, bàn giao mốc, cốt trần, nghiệm thu hệ thống ME, kiểm tra bản vẽ shopdrawing ngoài thực tế khớp với các vị trí đèn, lỗ chờ, lỗ thăm trần, thiết bị…
  • Chuẩn bị các vật tư vật liệu, hệ khung xương ty ren, kết quả thí nghiệm chịu lực có đúng với hồ sơ được chủ đầu tư phê duyệt. Chuẩn bị các dụng cụ thi công như giàn giáo, bật mực, súng bắn vít, búa, thước mét…

Bước 2: thi công hệ khung xương trần

  • Xác định cao độ trần: cao độ trần được xác định từ mốc gửi trên tường, có thể dùng thước mét, ni vô, hoặc máy laser, cuối cùng dùng dây mực đánh dấu cao độ xung quanh tường
  • Lắp đặt thanh V tường, ty ren: sau khi đã xác định được cao độ trần, tiến hành lắp đặt hệ khung V xung quanh tường, và bắn vít nở ren treo thanh ty ren lên phía trên vào dầm sàn, bê tông với khoảng cách nhỏ hơn 90cm
  • Treo khung xương: treo các thanh xương cá lên vào các thanh ty ren bằng cách bắt vít ecu bên dưới, nối các thanh lại với nhau bằng vít tự khoan, khoảng cách các thanh theo thiết kế nhưng nhỏ hơn 90cm. Tiếp theo ta sẽ cài các thanh U gai vuông góc với thanh xương cá khoảng cách theo thiết kế nhưng nhỏ hơn 30cm, nối 2 đầu thanh U lại với nhau bằng đinh ri vê. Cuối cùng là cân giàn hệ khung xương, điều chỉnh các thanh ty ren sao cho hệ khung xương phẳng, liên kết với nhau chắc chắn. Trong quá trình thi công kiểm tra các vị trí lỗ mở, vị trí treo thiết bị ME âm trần, và cần gia cố khu vực đó

Bước 3: bắt tấm

  • Bắt tấm vào hệ xương U gai cố định bằng vít đen, khoảng cách các vít từ 20-25cm, các tấm cần phải được đặt so le nhau, khe hở giữa các tấm nhỏ hơn 3mm, các đầu đinh phải được bịt bằng bột chét chuyên dụng
  • Xử lý các mối nối giữa các tấm bằng cách sử dụng băng keo lưới hoặc băng keo giấy dán vào chỗ mối nối giữa 2 tấm hoặc với tường, dùng bay miết bột xử lý mối nối sau khi đã được dán băng keo

Bước 4: sơn bả hoàn thiện

Sau quá trình xử lý mối nối khoảng 1 ngày sau ta tiến hành sơn bả hoàn thiện với các công đoạn như sau

  • Bả nước 1: xử lý sơ bộ bề mặt tấm, bả một lớp mỏng lên bề mặt
  • Bả nước 2: sau khi bả nước 1 khô ta tiến hành bả nước 2, tại bước này bề mặt bả cần phải nhẵn phẳng, không để lại vết trên các vị trí mối nối. Tiến hành xả giáp và làm mịn bề mặt
  • Sơn hoàn thiện: sau khi xử lý bề mặt bả ma tít xong ta tiến hành lăn sơn lót (có thể có) và  sơn màu, lưu ý, màu sơn phải đồng màu, không để lại vết gợn

Bước 5: nghiệm thu

  • Nghiệm thu hệ khung xương phải chắc chắn, phẳng đúng cao độ
  • Bề mặt sơn phải phẳng, nhẵn không có vết gợn, ố vàng, tụ sơn, không có vết nứt. Phần tiếp giáp giữa trần với tường phải sơn đều màu, sắc cạnh, không vết nứt khe hở
  • Nắp thăm trần, vị trí lỗ mở, thiết bị phải kín khít, bằng phẳng. Các tấm đứng không bị vặn nghiêng không quá 2mm

4.2 Biện pháp thi công trần thạch cao khung xương nổi

Bước 1: công tác chuẩn bị

Cũng giống như thi công khung xương chìm ta cần chuẩn bị đầy đủ bản vẽ, vật tư vật liệu, công cụ dụng cụ thi công

Bước 2: thi công treo hệ khung xương

  • Xác định cao độ trần: dùng các thiết bị như thước mét, ni vô, máy laser, bật mực đánh dấu cao độ trần xung quanh tường
  • Lắp đặt thanh viền tường: cố định thanh viền tường chắc chắn bằng búa hoặc khoan vít tùy thuộc vào loại tường, khoảng các giữa các lỗ khoan hay đinh không quá 30cm
  • Phân chia trần: cần đảm bảo cân đối khoảng các giữa các thanh chính và phụ với nhau để sao cho đủ đặt các tấm mà không thiếu quá cũng không thừa quá, khoảng 5mm là đủ
  • Treo ty ren: treo các thanh ty ren bằng vít nở cố định vào trần sàn phía trên, khoảng cách giữa các thanh từ 900mm đến 1220mm, điều chỉnh cao độ các thanh bằng tăng đơ
  • Treo hệ khung xương: các thanh xương chính nối với nhau bằng các lỗ mộng liên kết, các thanh xương phụ treo vào xương chính cũng thông qua các lỗ mộng, lưu ý khoảng cách giữa các thanh phải đảm bảo đặt tấm đã phân chia trần từ bước trước. Điều chỉnh cân lại hệ khung xương thật chắc, ngay ngắn, phẳng và kiểm tra lại cao độ sai số không quá 3mm

Bước 3: lắp đặt tấm lên khung

  • Lắp đặt các tấm lên khung đúng vị trí các ô đã tính toán từ trước, ví dụ như tấm 595x595mm lắp vào ô 600x600mm, tấm 605x605mm lắp vào ô 610x610mm
  • Đối với các tấm viền tường và trần ta xử lý trực tiếp bằng các kéo hoặc cưa để cắt sao cho vừa đủ kích thước

Bước 4: nghiệm thu

  • Nghiệm thu độ chắc chắn của hệ khung xương, cao độ, độ võng thanh 13mm/ 1 thanh trong 1m2
  • Kiểm tra độ võng trần tối đa 3mm/ 1 tấm 600x1200mm
  • Nghiệm thu chủng loại vật tư vật liệu có đúng như trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt hay không
  • Kiểm tra bề mặt trần bằng mắt thường có bị cong vênh, độ đồng màu, vết nứt hay ố bẩn hay không
  • Nghiệm thu cao độ, sai số cho phép trần với cao độ mốc, sai số cao độ giữa các tấm với nhau theo đúng tiêu chuẩn nghiệm thu
  • Lưu ý các vị trí lỗ mở, thiết bị ME phải kín khít, cân đối, không bị lệch

Địa chỉ liên hệ

  • Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng UMBA 
  • Địa chỉ: LK12A, Khu đô thị An Hưng, Hà Đông, Hà Nội
  • Điện thoại: 0971.180.560

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế kết cấu công trình uy tín chuyên nghiệp

Thiết kế kết cấu là một trong những bước vô cùng quan trọng trong bộ...

Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp, sang trọng

Sơn nhà màu trắng sứ kết hợp với màu gì đẹp và sang trọng? Màu...

Download mẫu hợp đồng sơn nhà thực tế mới nhất 2024

Hợp đồng sơn nhà là văn bản không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền lợi...

Báo giá Phào chỉ nhựa giả gỗ ốp tường, trần giá rẻ Hà Nội

Phào chỉ nhựa là loại vật liệu trang trí nội thất không thể thiếu trong...

Các bước Thi công thảm trải sàn, thảm văn phòng đơn giản

Để thi công thảm trải sàn được bền đẹp, sang trọng thì người thợ thi...

Tổng kho thảm trải sàn, thảm văn phòng tại Hà Nội & TP.HCM

Bạn đang muốn tìm tổng kho thảm trải sàn giành cho văn phòng, cho gia...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *