Hiện nay, vải may rèm cửa rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước và có nhiều màu sắc phong phú khác nhau. Do đó, người dùng có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với không gian nội thất của gia đình mình. Tuy nhiên, để tìm ra được loại vải để may rèm cửa sổ hay cửa chống nắng đẹp, chất lượng. Hãy tham khảo ngay những thông tin cần thiết trong bài viết của chúng tôi.
Được lọt vào top 10 loại vải may rèm cửa giá rẻ, chất lượng. Những loại vải này vừa đẹp, vừa sang và vừa mang lại cảm giác cuốn hút đặc biệt khi sử dụng. Tuy nhiên, mỗi loại vải là một chất liệu khác nhau. Nên ưu, nhược điểm cũng còn tùy thuộc vào chất liệu của vải. Để dễ dàng chọn lựa loại vải ưng ý nhất, bạn có thể tham khảo chi tiết về từng chất liệu vải dưới đây.
>> Xem thêm:
- Cách may rèm cửa đẹp chuyên nghiệp
- Tổng hợp +99 mẫu trang trí lớp mầm non đẹp, sáng tạo 2022
- Top #10 mẫu rèm cửa sổ phòng ngủ đẹp sang trọng 2022
- Top những mẫu rèm cửa chính phòng khách đẹp nhất 2022
1. Vải cotton
Là loại vải phổ biến trong ngành dệt may. Nên vải Cotton thường được dùng để may rèm cửa khá nhiều. Được kết hợp từ nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên và hóa chất nhân tạo nên vải Cotton rất nhẹ, bền và chắc chắn. Do đó, bạn có thể may rèm cho cửa có diện tích rộng và khung cửa cao.
Ưu điểm của vải Cotton là tạo nên sự thoáng đãng, độ thấm hút cao, mùa Đông ấm áp, mùa Hè mát mẻ. Vì thế, vị trí đặt rèm cửa may từ vải Cotton thường là cửa sổ hoặc cửa chống nắng để làm giảm đi sự chói gắt của ánh sáng bên ngoài.
Rèm cửa vải Cotton khá đa dạng về màu sắc, họa tiết, hoa văn nên sẽ phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay. Nếu cần di chuyển từ nơi này sang vị trí khác trong nhà hay mang ra gặt giũ. Việc tháo, lắp cũng trở nên dễ dàng và rất linh hoạt, đặc biệt là giặt rất nhanh khô mặc dù không cần nắng to.
Sau những ưu điểm nổi bật đó, rèm cửa được may từ vải Cotton cũng có một vài nhược điểm nhỏ đáng để người dùng quan tâm. Đó là vải Cotton rất dễ nhăn và có độ bám bụi cao. Cho nên, khi giặt xong bạn nhớ là phẳng rồi hãy treo lên cửa sổ.
2. Vải bố
Nhắc đến vải làm rèm cửa được ưa chuộng nhất. Vải bố sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá tại thời điểm hiện nay. Loại vải này còn có tên gọi khác là vải canvas. Được dệt thô và có nguồn gốc từ cây gai của thế kỷ thứ 13 trước công nguyên. Nên đặc tính của vải bố là sần sùi trên bề mặt và có độ cứng. Trước đây loại vải này thường được dùng để may túi xách, cặp, balo và bọc ghế da. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vải bố càng được biết đến với công dụng dùng để may rèm cửa sổ.
Hiện nay, vải bố xuất hiện với nhiều loại, kích thước, mẫu mã và kiểu dáng đa dạng. Do đó, người sử dụng cũng có thể thoải mái lựa chọn đúng mẫu vải phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Rèm cửa vải bố luôn mang đến một vẻ đẹp hiện đại, tối giản mà có cá tính riêng. Đây là điểm nổi bật không phải rèm cửa vải nào cũng có được. Tuy vẻ ngoài sần sùi không bóng nhẵn, nhưng lại tạo nên nét đẹp đặc trưng riêng của vải bố. Cho nên rèm cửa được may từ vải bố rất phù hợp dùng trong những không gian nhà ở biệt thự, tòa nhà cấp cao….v.v.
Nhược điểm của vải bố là khá cứng và rất bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần phải vệ sinh liên tục. Ngoài ra, vải làm rèm cửa này thường không có hoa văn, nên nhìn có vẻ hơi đơn điệu một chút.
3. Vải gấm
Vải gấm có nguồn gốc từ sợi tơ tằm pha dệt polyester. Loại vải này có nhiều kiểu dáng, kích thước, mẫu mã khác nhau. Độ bền và khả năng cản nắng tốt, nên thường được chọn làm vải may rèm cửa chống nắng.
Ưu điểm của rèm cửa được may từ vải gấm chính là hoa văn đẹp, độ cản nắng cao. Những sợi dọc sẽ làm nền chìm cho các sợi ngang để có nhiệm vụ tạo ra hoa văn đa dạng. Do được làm từ sợi tơ tằm kết hợp cùng sợi polyester. Nên vải gấm có độ lên màu đẹp, trông rất sang trọng. Hơn nữa, nhờ sự kết hợp cả hai loại sợi với nhau đã tạo nên một thành phẩm có độ bền, dai, chắc chắn. Chất liệu gấm có khả năng dẫn nhiệt, điện tốt. Nên khi sử dụng rèm cửa được may từ vải gấm sẽ tạo sự ấm cúng cho căn phòng rõ rệt. Trong số các loại vải dùng để may rèm cửa sổ, rèm cửa chống nắng. Vải may rèm cửa chống nắng từ gấm được xem là bà hoàng với vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp.
Nhược điểm của loại vải này là không được tiếp xúc với nước. Vì là dòng vải có giá trị cao về thẩm mỹ, nên rèm cửa vải gấm rất đắt đỏ và phù hợp với những gia đình có điều kiện.
4. Vải lụa
Từ thời xa xưa, lụa là một loại vải thường được dùng để may quần áo cho vua chúa hoặc rèm cửa tại các cung điện nguy nga. Ngày nay, vải lụa cũng được dùng để may rèm cửa cho những ngôi nhà biệt thự, cấp cao nhằm giúp tạo nên một không gian sang trọng, đẳng cấp, quý phái.
Được sản xuất từ tơ tằm thiên nhiên, vải lụa khá hút mắt bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng óng ánh. Ưu điểm của loại vải này khá thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt hơn nữa là vải gấm khá mềm mại, trơn, mát, khi sờ tay vào sẽ có cảm giác thích thú. Nếu so sánh với những loại vải làm rèm cửa khác. Vải lụa có khả năng giữ nhiệt tốt, mang đến cảm giác ấm cúng khi được sử dụng trong không gian cổ kính. Ngoài ra, ưu điểm của loại vải này là dễ giặt khi bị bám bụi.
Tuy nhiên, nhược điểm của vải gấm là dễ thấm nước. Nên hạn chế làm rèm cửa treo ngoài trời vì sẽ gặp mưa và tránh mang đi giặt giũ quá nhiều lần. Hơn nữa, đây là loại vải có chất liệu tốt, mang tới sự sang trọng, đẳng cấp quý phái nên giá thành cũng khá đắt đỏ so với rèm cửa được làm từ loại vải thông thường.
5. Vải nhung
Nằm trong top những loại vải làm rèm cửa tạo nên sự quý phái, sang trọng bậc nhất. Vải nhung thường dùng trong những ngôi nhà biệt thự, chung cư, nhà ở cấp cao. Khi chạm tay vào, vải sẽ có độ mềm mịn ngay trên bề mặt, cảm giác thích thú, ma mị quyền lực và muốn sờ lâu.
Ưu điểm của loại rèm cửa vải nhung chính là sự quyến rũ bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, đẳng cấp. Với khả năng tiêu âm tốt, vải nhung còn được dùng trong những hội trường, phòng trà….v.v.
Đằng sau ưu điểm, vải nhung cũng có một vài nhược điểm cần nhắc đến. Đó là, dễ bám bụi, màu sắc không có nhiều để người dùng lựa chọn như những loại vải làm rèm cửa khác.
6. Vải voan
Vốn nổi tiếng là loại vải có độ nhẹ và mát. Vải voan hay vải Chiffon thường được may rèm cửa để lót bên trong kèm rèm cửa dày phía ngoài. Sự kết hợp cả hai loại rèm cửa đã tạo nên một không gian lãng mạn, có chút bay bổng, mơ màng, thơ mộng và có nét quyến rũ đặc biệt. Vải voan được làm từ sợi tổng hợp, có nguồn gốc thực vật nên vải Chiffon khá an toàn cho làn da của trẻ nếu chơi đùa quanh đó
Ưu điểm của vải voan khi may rèm cửa là mang đến một không gian mát mẻ, khô thoáng mùa Hè. Đặc biệt ít bị nhăn, dễ vệ sinh, giặt ủi nhanh. Hơn nữa, giá thành của vải voan khá rẻ, mẫu mã đa dạng, màu sắc có thể kết hợp cùng nhiều màu rèm cửa khác. Với đặc thù mỏng, nhẹ rèm cửa vải voan dễ bắt lửa và bị rách nếu chạm vào vật nhọn.
Nhược điểm của rèm cửa voan là dễ mất màu nếu phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt, hay bám bụi và khó vệ sinh. Do đó, trong quá trình dùng cần phải được bảo quản, gìn giữ cẩn thận.
7. Vải Polyester
Polyester là loại vải được tổng hợp lại từ nhiều chất liệu khác nhau. Có nguồn gốc xuất xứ từ Thượng Hải, vải may màn cửa bằng Polyester được thiết kế tinh tế, bắt mắt và phù hợp với nhiều không gian nhà ở hiện nay.
Ưu điểm của rèm cửa vải Polyester là có khả năng chống bám bẩn tốt nên rất sạch sẽ, không tốn nhiều thời gian trong việc vệ sinh. Đặc biệt là ít co giãn, nhăn nhúm trong quá trình may, giặt và có tuổi thọ sử dụng rất cao. Nếu biết cách sử dụng và gìn giữ, rèm cửa được may từ vải Polyester có thể dùng với thời gian lên tới hơn 10 năm. Ngoài ra, màu sắc của rèm cửa Polyester cũng rất đa dạng, mang đậm nét đẹp của sự sang trọng, hiện đại.
Tuy nhiên, vải làm rèm cửa Polyester có độ dày cao hơn một số loại vải khác, nên khi chạm tay vào sẽ có cảm giác thô. Nếu so với giá vải may rèm cửa của các loại thì Polyester vẫn có nhỉnh hơn một chút.
8. Vải Taffeta
Vào thế kỷ thứ 12, vải Tafta có nguồn gốc xuất xứ từ Attabiya ở Baghdad. Trong thời gian đó, Pháp và Ý là hai đất nước bắt đầu sản xuất vải Tafta. Cho tới năm 1950, vải Tafta dần xuất hiện ở Nhật và nhiều quốc gia khác. Hiện nay, phần lớn việc sản xuất vải Tafta đang dần phổ biến ở Ấn Độ và Pakistan. Tại Ấn Độ, mặc dù có rất nhiều nơi sản xuất, tuy nhiên địa điểm chính vẫn là phía Nam, gần Bangalore.
Là một loại vải mỏng được dệt từ sợi tơ nhân tạo, vải Taffeta có bề mặt mịn như vải lụa. Vải Tafta có độ cứng, mềm, nhẹ và trọng lượng trung bình không quá lớn hoặc quá nhỏ. Là một trong những loại vải được đánh giá sang trọng bậc nhất. Bề mặt của vải có độ bóng, kết cấu sắc nét và khả năng trơn trượt cao.
Ngoài việc sử dụng làm khăn trải bàn hoặc trang trí decor, vải Taffeta còn được dùng để may rèm cửa sổ, cửa cản nắng….v.v. Với khả năng phản chiếu ánh sáng, rèm cửa vải Taffeta sẽ mang lại một không gian sáng sủa, lung linh, rực rỡ. Ưu điểm của rèm cửa vải Taffeta là giúp định hình phom dáng, nên dù thời tiết có khắt khe đến đâu cũng không làm giảm cấu trúc của vải. Nhược điểm của vải Taffeta là không có độ co giãn cao, vì bản chất ban đầu hơi cứng, thiếu tính linh hoạt. Ngoài ra, đây là loại vải được đánh giá là rất khó may, vì có độ trơn trượt. Do đó, để may được rèm cửa từ vải Taffeta, bạn phải có giải pháp ngăn chặn hoặc là, giặt trước khi đưa vào may. Vì thuộc loại vải cao cấp, nên giá thành của loại vải này khá cao và có chút đắt đỏ.
9. Vải Jacquard
Vào đầu năm 1804, người thợ dệt có tên Joseph – Marie Jacquard đã sáng tạo ra loại vải này. Để ghi nhớ công ơn của người phát minh, sau khi ra đời loại vải này đã mang tên Jacquard. Thời ấy, để tạo ra vải Jacquard, những người thợ đã phải làm hoàn toàn bằng thủ công và không dựa vào máy móc, do đó chi phí khá cao. Cho đến sau này, nhờ vào sự phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra những dòng máy chuyên dùng để sản xuất vải Jacquard. Từ đó, chi phí sản xuất vải cũng có phần giảm bớt.
Ưu điểm của vải may màn cửa Jacquard là có độ bền cao dùng thời gian dài cũng không có dấu hiệu hư hỏng. Hơn nữa, hoa văn trên bề mặt vải khá tinh tế, đều và đẹp giúp trang trí ngôi nhà có sự sang trọng nâng tầm thẩm mỹ cao. Với sự gắn kết chặt chẽ từ những sợi vải đã giúp cho rèm cửa tăng độ dẻo dai và hạn chế khả năng nhăn nhúm.
Do được dùng nhiều sợi vải lớn đan xen với nhau, nên nhược điểm của vải Jacquard có trọng lượng hơi nặng. Vì thế, khi vệ sinh, hay ngâm nước giặt giũ, vải Jacquard sẽ có trọng lượng nặng hơn gấp nhiều lần so với cân nặng ban đầu. Ngoài ra, giá thành của vải Jacquard cũng khá cao, nên chỉ phù hợp với những gia đình có kinh tế bình ổn.
10. Mua vải may rèm cửa ở đâu uy tín, chất lượng?
Là một trong những vật dụng điểm tô cho vẻ đẹp không gian nhà ở. Vải rèm cửa đã mang lại sự ấm cúng, nhã nhặn, sang trọng. Trong phong thủy, rèm cửa vải còn góp phần tạo ra giá trị tốt đẹp với sự hạnh phúc, bình an, may mắn cho cả gia đình. Nhằm đem đến cho người dùng những địa chỉ bán vải may rèm cửa giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi sẽ “mách” bạn những địa chỉ sau để bạn có sự lựa chọn phù hợp cho mục đích sử dụng của mình.
Chợ vải Ninh Hiệp
Được đánh giá là đặc khu hàng vải. Chợ Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội có rất nhiều loại vải cùng với màu sắc bắt mắt. Khi đến nơi đây, bạn sẽ nhận thấy sự đông đúc với số lượng người mua hàng đông. Mỗi mảnh vải đều được “thổi hồn” trong từng màu sắc, sợi dệt. Những tấm vải thô, vải bò, vải kaki, vải kẻ ô, vải lụa, vải sọc, vải trơn……đều được bày la liệt với sự đa dạng chất liệu, họa tiết. Đến chợ Ninh Hiệp chắc chắn bạn sẽ bị đắm chìm vào thế giới vải mà quên mất nhiệm vụ chính của mình.
Chợ vải Hà Đông
Tọa lạc giữa 3 con phố sầm uất Lê Lợi, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo và nằm ngay trung tâm quận Hà Đông. Chợ vải Hà Đông được chia thành hai khu vực chính. Trong đó, khu A là tòa nhà 3 tầng chuyên bán về vải vóc, quần áo. Tại đây có rất nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và cách may, dệt khác nhau. Vì là nơi chuyên bán vải may rèm cửa và vải may quần áo. Nên chợ Hà Đông luôn có số lượng người tấp nập mua hàng.
Chợ vải Soái Kình Lâm
Nằm trong top những khu chợ vải nổi tiếng tại TPHCM. Chợ vải Soái Kình Lâm khá nổi tiếng với sự đa dạng các loại vải. Đến chợ Soái Kình Lâm, bạn không chỉ choáng ngợp bởi mẫu mã, chủng loại, kích thước mà còn “ngây ngất” với những màu sắc bắt mắt, dễ thương. Nếu bạn muốn mua vải may rèm cửa giá rẻ, chất lượng tại TPHCM. Chợ vải Soái Kình Lâm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Chợ vải Tân Bình
Là nơi lớn nhất nhì tại Sài Gòn về lĩnh vực bán buôn vải may rèm cửa. Chợ vải Tân Bình được gọi là thiên đường của các loại vải may. Tại đây, từng cuộn/tấm vải được xếp loại theo thứ tự từ 1 – 3 và chuyên cung cấp cho các nhà may hoặc con buôn, khách lẻ.
Chỉ cần tới Lê Minh Xuân, phường Bình Chánh, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh trong thời gian mở cửa từ 7h30 sáng đến 5h30 chiều. Bạn có thể “bơi mình” trong các loại vải.
Rèm cửa sổ, rèm cửa chống nắng được may từ nhiều loại vải khác nhau. Mỗi một chất liệu vải đều có những đặc tính, ưu, nhược điểm đặc trưng. Do đó, để chọn lựa được loại vải may rèm cửa phù hợp. Bạn cần chú ý về nhiều yếu tố như không gian nhà ở, nội thất trang trí. Đặc biệt là kinh tế tài chính đầu tư. Rồi mới đến việc chọn chất liệu vải để may.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của chúng tôi. Bạn sẽ có ít nhiều kinh nghiệm chọn vải rèm cửa để may và việc đưa ra quyết định cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Hệ thống rèm cửa Vietblinds
- Website: Vietblinds.vn
- Địa chỉ: ngõ 470 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm Hà Nội
- Điện thoại: 0915.033.812
Bài viết liên quan
Báo giá rèm cửa đẹp chống nắng giá rẻ tại Hà Nội – KM 30%
Giá rèm cửa luôn là vấn đề quan tâm và thắc mắc của rất nhiều...
Th8
Top những mẫu rèm cửa chính phòng khách đẹp nhất 2023
Rèm cửa chính phòng khách có vai trò rất lớn trong việc tạo nên vẻ...
Th5
Top #10 mẫu rèm cửa sổ phòng ngủ đẹp sang trọng 2023
Không chỉ đơn thuần là vật cản ánh sáng, cách nhiệt. Rèm cửa sổ phòng...
Th4
Hướng dẫn cách may rèm cửa đơn giản, đẹp & chuyên nghiệp
Rèm cửa là một trong những đồ nội thất không thể thiếu được trong mỗi...
Th1
Tổng hợp +99 mẫu trang trí lớp mầm non đẹp, sáng tạo 2024
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được học tập trong...
Th12
Cách tạo khổ giấy trong cad, lệnh tạo khung bản vẽ chuẩn
Để xác định tỉ lệ khung bản vẽ trong cad so với các đối tượng...
Th8